Công ty cố thuyết phục tôi nghỉ một kỳ hè dài sau khi Helen chết đuối. Nhưng rồi họ đồng ý với tôi là tôi cần làm việc hơn là nghỉ ngơi. Sáu tháng sau họ lặp lại đề nghị cũ. Họ yêu cầu tôi tới nghỉ cuối tuần với gia đình Ashtons ở ngoại ô thành phố Luân Đôn. Ngoài tính hiếu khách, Freddy và Paula còn cố thúc đẩy tôi một cách thân hữu nhưng kiên trì. Họ đồng ý là “toa thuốc” của tôi có lẽ hợp lý. Nhưng đồng thời cơ thê cũng như trí não tôi có những giới hạn và tôi đã làm việc quá nặng nhọc, Paula dịu dàng vạch ra là tôi đã hướng về một cái gì chẳng mơ mộng chút nào chỉ là những năm cố tình biến thành vô nghĩa và không ích lợi gì. Dĩ nhiên lúc đó với tôi mọi sự đã thay đổi. Vết thương lòng từng là một điêm yếu đáng ngại nay đã có phần gắn lại. Vết thương này còn nhức nhối nhưng có thê chịu đựng được. Freddy bảo họ đã mua vé cho tôi dự một chuyến du ngoạn mươi ngày bằng tàu biên tới Nam Phi và tôi đã không cưỡng lại ông bạn của mình.
Suốt ngày tôi chìm đắm trong một trạng thái mơ màng mà tôi cố tình suy nghĩ đê khỏi phải quen biết với những hành khách cùng chuyến đi. Từ khi Helen qua đời, tôi chỉ gặp người khác với lý do duy nhất là làm việc. Thật là khó chịu và đáng sợ khi phải nhìn ngắm họ dưới khía cạnh thực tế của mỗi cá nhân riêng biệt: những người có hoặc không có một cá tính, đặc điêm nào đó. Tôi uống khá nhiều rượu, nhưng uống một mình. Chúng tôi chuyên từ vùng biên và mây một màu xám lạnh sang một vùng xanh thẳm, tươi sáng và ấm áp hơn. Và tôi đang ngồi trên một ghế đẩu cao lênh khênh cuối quầy rượu. Đêm nào tôi cũng yên lặng uống và chỉ tỉnh hẳn vào lúc 11 giờ sáng hôm sau. Tôi chẳng buồn lên bờ với những người khác khi tàu ghé bến.
Viên sĩ quan trưởng giao tế nhân sự có khéo léo ngỏ một hai lời gì đó với tôi, kê cho tôi nghe về một vài điều thú vị đáng xem và đáng làm ở Nam Phi, nhưng rồi ông ta bỏ ngay ý định khuyên tôi nên hành động một cách hợp lý như thế. Ông ta ra vẻ đã từng gặp nhiều người như tôi rồi.
Chính trong chuyến trở về tôi gặp Cynthia Parker. Một buổi sáng tôi đang ngồi ở chỗ quen thuộc nơi quầy rượu và vừa đốt điếu thuốc thì một giọng nói cất lên ngay đằng sau. Tôi xoay người lại, tay vẫn cầm que diêm đang cháy đỏ và thấy nàng giật lùi.
- Tôi rất lấy làm tiếc. - Tôi nói.
- Kỳ cục thật! - Giọng nàng thật cứng cỏi, có phần khàn khàn nhưng dê chịu. "Tôi sợ lửa từ lúc còn nhỏ. Ngay cả một que diêm cũng vậy. Tôi muốn hỏi ông có ai ngồi ở chiếc ghế này không!"
Tôi gọi cho nàng một ly rượu gừng và chỉ mười lăm phút sau nàng đã vượt qua bức tường bất hợp tác từng giúp tôi tách khỏi những người khác. Nàng có một lối nói thẳng không ngần ngại của một người tự tin mạnh mẽ. Ngoài ra nàng còn thông minh, có một óc khôi hài bén nhọn - những đức tính ít khi thấy cùng một lúc - và rất ấm áp có thê làm cháy lòng với một nụ cười, của một sắc đẹp tuyệt vời. Vì như đã tiết lộ trong 15 phút đầu tiên đó, nàng đã 66 tuổi.
Bề ngoài thì đây có vẻ là một kết hợp kỳ cục dù theo tiêu chuẩn của những chuyến hải du. Ngoài việc có gần 30 năm ngăn cách thì chúng tôi còn có rất ít điêm giống nhau. Tôi là một nhà doanh nghiệp tầm thường, đã làm việc như điên suốt thời tuổi trẻ và ngoi lên được, như người ta thường nói, nhờ những năm dài cực nhọc. Chỉ với Helen tôi mới biết những thú vui của cuộc sống, nhưng lại không kéo dài được quá ba năm ngắn ngủi. Cynthia ngược lại sinh ra trong nhung lụa và tiếp tục sống giữa giàu sang cho tới bây giờ. Bà ta đã kết hôn ba lần, trong đó có một lần ly dị và hai lần góa chồng. Tôi có cảm giác họ đều là những người giàu có và bà ta cũng là một người đàn bà “tiền rừng bạc bê”. Cynthia biết nhiều về tiền bạc. Một tối chúng tôi bàn về thị trường chứng khoán và tôi nhận ra tôi chẳng biết là bao so với bà ta. Cynthia còn là người kê chuyện khá hay và nghe chuyện cũng rất sáng trí. Và cái lối vượt qua mau mắn bức rào ngăn cách do tôi dựng lên kê ra cũng rất đáng kê. Hơn nữa bà ta tượng trưng cho mẫu người đầy nữ tính mà không cần pha thêm tình dục, một người an ủi lý tưởng cho những người đang ở tâm trạng như tôi. Còn vì sao bà ta tìm tới tôi thì khó xác định hơn. Không phải chỉ đê thoát cô đơn với bất cứ giá nào. Bà ta là người đàn bà chưa bao giờ và có lẽ sẽ không bao giờ cô đơn.
Cynthia uống rất khá nhưng không quá nhiều rượu. Bà ta đã tách tôi khỏi quầy rượu và trong nhiều giờ đáng lẽ tôi đã dùng làm bạn với ma men, thì chúng tôi lại nằm trên hai chiếc ghế phơi nắng cạnh nhau, ngắm sóng vỗ và nói chuyện. Hai ngày đầu tôi nói về công việc làm và tuổi niên thiếu của tôi. Ngày thứ ba tôi nói về Helen. Cynthia lắng nghe và sau cùng nói:
- Thì ra như vậy. Tôi đang tự hỏi việc gì đang đè nặng lên ông và tàn phá ông như vậy.
Bà ta nói như một tay y sĩ, có vẻ hài lòng vì đã gỡ rối được một trường hợp khó khăn. Có cái lạ là điều đó và việc bà ta không tỏ ra buồn bã một cách giả tạo như tôi thường gặp lại làm tôi dê chịu. Tỏ ra cảm tình với sự đau khổ là tự kỷ, là tìm cách kết thân. Bà ta thì như phản ứng cho thấy, có lẽ không bao giờ biết đau khổ vì mất một người nào. Điều là một địa ngục với tôi thì với bà ta chỉ là một câu chuyện nhỏ kỳ cục hay một ảo ảnh mà thôi. Cynthia kê cho tôi nghe câu chuyện nhỏ của chính bà ta sau bữa cơm tối hôm đó.
Chúng tôi ra quầy rượu làm một chầu trước khi đi ngủ và bà ta có vẻ rất khỏe khoắn, phê bình chua cay những hành khách cùng chuyến đi lọt vào cặp mắt sắc bén và cay độc của bà. Đối với một người sống hết mình như bà, ý tưởng đào thoát qua một chuyến hải du không thê chấp nhận được. Bà ta không hiêu mà cũng không tha thứ việc bỏ phí thời giờ dù dưới hình thức nào hay vì bất cứ lý do gì đi nữa. Đối với Cynthia những người đàn ông ăn mặc chải chuốt lịch sự chung quanh chúng tôi thì không khác gì những thanh thiếu nữ trong mấy bộ hippy, bụi đời đứng ngồi lê lết ở các quán cà phê, các góc phố. Họ đều là những người sa đọa, đáng khinh.
Tôi nghĩ tôi đã tìm ra một yếu điêm trong lời chỉ trích của Cynthia và tôi chộp ngay lấy. Dù sao bà ta cũng đang ở đây với họ cơ mà. Bà ta đã bảo tôi phần lớn bà ta sống ở Mỹ. Bà vừa đi thăm một người chị có gia đình ở gần Johannesburg và cần trở về Luân Đôn đê dự một buổi họp về vấn đề làm ăn. Tôi bảo như vậy bà ta đâu có cần dự chuyến hải du này. Thay vào đó bà ta có thê dùng máy bay tới Luân Đôn, và chuyến đi sẽ chỉ kéo dài vài giờ thay vì vài ngày.
Cynthia ngưng lại trước khi trả lời, ra hiệu cho người bồi rót thêm rượu. Rồi bà ta nói: "Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ đi máy bay và sẽ không bao giờ đi".
Dĩ nhiên chúng ta có thê gặp những bà già không chịu hòa mình với tiến bộ tân kỳ, nhưng bà ta không thê thuộc hạng này. Bà ta đã kê cho tôi nghe là có một chiếc xe Thunderbird ở nhà và rất mê thuyền đua. Sự phủ nhận mạnh mẽ và bình thản phương tiện hàng không này làm tôi ngạc nhiên. Tôi hỏi:
- Tại sao vậy?
Bà ta cầm lấy ly rượu, nâng lên và nhìn tôi qua vành ly.
- Vì sợ. - Bà ta trả lời.
Tôi lắc đầu: "Khó tin quá".
Lại một lúc yên lặng và tôi nghĩ bà ta đang tìm cách đổi đề tài. Nhưng một lát sau bà ta bắt đầu nói với một giọng thật nhỏ nhẹ và tôi lắng nghe.
Thời gian là gần 50 năm về trước, thời mà cuộc Đại chiến thứ nhất đang lê lết kéo dài và chậm chạp tàn lụi dần. Lúc đó bà ta mới là một thiếu nữ mười tám tuổi. Ngay từ thời đi học nàng đã không thiếu người ái mộ và đầy hy vọng bước vào một thời toàn thịnh. Đứng trên quan điêm này thì chiến tranh thật là nản. Nhưng nếu trên khía cạnh khác thì chiến tranh lại là một nguồn cung cấp không bao giờ cạn những chàng trẻ tuổi đẹp trai trong quân phục, và một chút lòng ái quốc trong việc chấp thu