Có rất nhiều chuyện lạ kể về quyền uy của các vị tu sĩ Ai Cập cổ đại, đặc biệt là những lời thần chú của họ yểm giữ cho các ngôi mộ khiến chúng trở thành bất khả xâm phạm. Dân Ai Cập thường chôn theo người chết rất nhiều của cải và không có gì lạ nếu những phần mộ đó bị lũ kẻ cướp, hết thế hệ này sang thế hệ khác, đến cướp phá.
Trong số những kẻ cướp phá đó, có không ít người là các nhà Ai Cập học hiện đạị Họ cướp phá dưới danh nghĩa khoa học, nhưng điều đó chẳng làm nên sự khác biệt nàọ Những lời nguyền linh ứng với tất cả những kẻ nào xâm phạm tới nơi thiêng liêng của ngôi mộ, bất kể mục đích của họ là gì. Có rất nhiều câu chuyện lạ, ví dụ như chuyện kể về lời nguyền ở ngôi mộ của Tutankhamen và số phận của những kẻ cả gan xâm phạm.
Trong những ngày đầu thế kỉ, giới Ai Cập học hết sức đông đảọ Những kẻ đào bới thuộc mọi quốc tịch bận rộn khai thác ở thung lũng, bất chấp những lời nguyền xa xưạ Đó là thời gian các nhà khoa học tiến bộ không còn coi trọng những lời nguyền xưa nữạ Phần lớn những người đột tử đều có thể đã đồng tình với đồng nghiệp của mình rằng cái chết của họ không có liên quan gì tới những điều mê tín dị đoan vớ vẩn.
Tuy nhiên, quan điểm của Michael Hendry lại hoàn toàn khác. Sự trải nghiệm quá kinh khủng tới mức không còn nghi ngờ gì nữa sự trả thù của các tu sĩ Ai Cập đã ứng nghiệm vào ông bằng một cách thức thật ghê rợn.
Hendry không phải là chuyên gia Ai Cập học mà cũng chẳng phải là một nhà khoa học. Ông vốn là người Ailen, sang Mỹ từ khi còn trẻ và đã kiếm được lưng vốn kha khá tại Sở chứng khoán New York vào thời của những tên tuổi như Astor, Rockefeller và Vanderbilt, khi mà bất kỳ một người buôn bán khôn ngoan nào cũng có thể trở thành triệu phú - đó là thời đại kinh tế hoả tiễn của Hoa Kỳ thế kỷ XIX.
Hendry làm giàu rồi về hưụ Ông kết hôn với một goá phụ già hơn ông hai mươi tuổị Đó không phải là một cuộc hôn nhân vì vật chất. Ông đã rất yêu bà và bà cũng vậỵ Bà không lấy ông vì tiền.
Niềm say mê lớn trong cuộc đời ông là Ai Cập học, một sở thích vô thưởng vô phạt ở nước Mỹ tự dọ Nhưng Mary Hendry nhanh chóng phát hiện ra ngôi nhà đẹp, yên tĩnh ở Long Island, ngôi nhà bà đã từng ước ao, không phù hợp với bà. Hendry thì muốn dùng thời gian cuối đời để theo đuổi đam mê lớn của mình và điều đó đồng nghĩa với việc sang Ai Cập, đào bới ở những khu vực chôn cất cấm kị của các vị Pharaon vĩ đạị
Mary vì không thích lắm nên cũng không mấy hưởng ứng. Theo bà, ông nên từ bỏ ý định ấy đi vì dù sao ông cũng không còn trẻ. Khí hậu ở thung lũng sông Nile không có gì tốt cho ông và bà cho rằng phải nhanh chóng thuyết phục ông cư trú ổn định ở một nơi nào đó thật thoải mái và thuận tiện. Với bà, châu Âu hay châu Mỹ đều không quan trọng. Bà nghĩ nên về sống ở Ailen - quê hương ông - nơi đó, mức sống vào những ngày ấy cũng khá cao, nếu không nói là cao hơn ở Mỹ.
Nhưng chuyến đi Ai Cập thật thú vị. Họ ở khách sạn Shepheard, Cairọ Đó là những ngày thanh bình, một vài năm trước khi chiến tranh thế giới nổ rạ Bà Hendry đi theo các điểm du lịch thông thường, thăm các kim tự tháp, tượng nhân sư ở Giza, cưỡi lạc đà và du thuyền trên sông Nilẹ
Hendry không sang Ai Cập với mục đích du lịch thông thường. Với ông, đây là chuyến du lịch tới vùng đất của các Pharaon. Ông vùi mình vào việc khai quật nhiều loại mộ ở thung lũng các Hoàng đế với niềm đam mê mãnh liệt. Hiểu biết của ông đã gây ấn tượng đối với nhiều nhà Ai Cập học chuyên nghiệp và sự giàu có của ông cũng khiến họ vị nể. Thời ấy, phần lớn các cuộc khám phá đều do tư nhân tự bỏ vốn và các nhà triệu phú Mỹ luôn được hoan nghênh, đặc biệt với một người có kiến thức như Hendrỵ
Cũng vào thời điểm Hendry tới Ai Cập, cái chết bí ẩn của một nhà khảo cổ học người Đức mang tên Schaffer đã làm xôn xao dư luận. Ông ta đang tiến hành khai quật ngôi mộ của một tu sĩ có đẳng cấp cao của "Trường đại học các tu sĩ bí ẩn Hoàng Gia", được Cheops thành lập vào triều đại thứ tư, khoảng 4000 năm trước Công nguyên.
Các bác sĩ nói rằng Schaffer chết là do chứng tim đột quỵ nhưng theo những công nhân Ai Cập mê tín thì lúc ấy, ngôi mộ đầy những linh hồn quỷ dữ và đó mới là nguyên do cái chết của Schaffer.
Ngôi mộ mới chỉ đào được đến phần bên ngoài, và người Ai Cập cho rằng chắc chắn phải có một phòng rộng hơn ở bên trong, đó là nơi để xác ướp của vị tu sĩ, chứa đầy ma quỷ quyền năng mang cái chết đến cho kẻ nào dám cả gan đột nhập vàọ
Hendry quyết định tiếp tục công việc khai quật của Schaffer. Những câu chuyện về sự tận số và tai họa không hề làm Hendry lay chuyển. Hơn nữa, ông cho rằng những ngôi mộ cổ đều đã bị đột nhập và bị không biết bao nhiêu kẻ đến cướp bóc từ trước đến nay và nếu lời nguyền của vị tu sĩ linh ứng thì những kẻ cướp bóc mê tín đã không mò đến.
Vì thế, Hendry đã kiếm được giấy phép hợp lệ để tiếp tục công việc của Schaffer. Ông để người vợ muộn phiền lại Cairo, tới vùng thung lũng của các Hoàng đế.
Tất cả những công nhân đã làm việc cho Schaffer, không ai còn dám tới gần ngôi mộ và Hendry phải mua chuộc những người bản địa khác để họ giúp ông, nhưng ai cũng từ chối vào phòng trong, nơi có xác ướp.
Với sự trợ giúp của họ, Hendry đã mở tung được ba phòng và cuối cùng cũng tới được phòng chôn xác. Cánh cửa mang dấu niêm phong của Cheops - một con dơi có đôi cánh lớn. Đằng sau dấu niêm phong là nơi bất khả xâm phạm.
Dùng ánh điện lắp tạm thời, Hendry tiếp tục công việc một mình. Vào phòng trong, ông tìm thấy một cái quách lớn bằng vàng. Căn phòng được trang hoàng xa hoa, vì triều đại thứ tư là vương triều của sự giàu có huy hoàng, khi nghệ thuật vương giả đạt đến đỉnh cao nhất. Nhấc nắp quan tài bằng vàng lên, ông nhìn thấy xác ướp của vị tu sĩ vẫn còn hoàn hảo, thậm chí bộ râu trắng của ông ta vẫn còn nguyên vẹn.
Trên ngực xác ướp có con bọ hung có cánh, hình dáng như một con dơi chứ không giống một con bọ cánh cứng thông thường. Con bọ bị buộc chặt vào chính những dải băng đã gói xác chết sau quá trình làm héo xác ướp. Ông nhặt nó lên, xé ra khỏi những lần vải buộc đã mục theo thời gian. Đó là một con bọ hung lớn và được khắc chạm bằng những câu viết bí ẩn.
"Hình như," sau đó ông nói, "hình như một cơn giận dữ khủng khiếp bao trùm lên tôi như một đám mây lúc tôi đụng vào con bọ. Ngọn đèn chỉ còn le lóị Một cơn gió lạnh lan toả khắp ngôi mộ và tôi nghe thấy tiếng vi vu trong không khí lướt qua mặt tôị Tôi đoán đó là những con dơi".
Quá khiếp sợ, ông chạy ra khỏi phòng, trong tay nắm chặt lấy con bọ. Trước đây ông cho rằng lũ dơi chỉ là sự hư cấu và lúc này đây, ông chỉ muốn thoát ra khỏi bầu không khí ngột ngạt rùng rợn của phòng huyệt, ra ngoài bầu trời trong lành. Ông thấy quá mệt và đau nên không đi tiếp được.
Ông lập tức trở lại Cairo, trong lòng còn quá hoảng sợ vì những gì đã xảy rạ Ông đã đọc được ở đâu đó rằng trong suốt thời gian trị vì, hoàng đế Cheops rất sùng bái một con dơi và ông lập ra "Trường đại học của các tu sĩ bí ẩn" vì lòng sùng bái của mình. Liệu hoàng đế có hình dung ra rằng có dơi trong phòng huyệt? Và phòng huyệt có thể sẽ không được mở ra trong mười thế kỷ. Chẳng có con dơi nào lại có thể sống ở đó.
Về tới Shepheard, ông thấy mặt vợ trắng bệch và đang hết sức hốt hoảng.
"Michael, em lo cho anh quá. Suốt ngày nay, em linh cảm như có chuyện gì đó thật khủng khiếp đã xảy rạ Cảm ơn Chúa, anh vẫn bình an".
Hendry cũng cảm ơn Chúạ "Anh không thích nơi đó, anh sẽ không quay lại đó nữa," ông nóị "Chúng mình hãy cùng nhau xuôi sông Nile xuống Luxor. Thay đổi không khí sẽ có ích cho chúng ta".
Mary t