ư vậy. Tuy nhiên, ông không nói ra hết ý nghĩ của mình và chắc tự ông cũng không thể nói được rằng liệu sự hối tiếc của ông có liên quan đến vụ giết người ở Estis Road hay không.
Dù thế nào đi nữa thì tội ác cũng đã mang đến cho ông mười hai đồng bảng và mấy shilling; nhưng những đồng tiền ấy đã tiêu veo đi như tuyết tan dưới ánh mặt trời.
Vào cái ngày khi đồng shilling cuối cùng được đem ra để mua một ít đường và trả thì ông được cô Skinner cho hay là cô sẽ tới thăm ông.
Cho hay là tới thăm, nói như thế thì trang trọng quá; trên thực tế thì cô chỉ sai người đấy tớ gái Diana Pabsi chuyên làm những việc bẩn thỉu đến báo cho bác sĩ biết rằng ông không được ra khỏi nhà, khi chưa nói chuyện với cô Skinner, nếu ông không muốn thì quay về nhà phải nhìn thấy trên cửa nhà mình những dấu niêm phong lớn màu đỏ.
Cô Skinner là một cô chủ nhà khá giàu tính chịu đựng và cô chưa bao giờ tuyên chiến một mất một còn với người ở thuê vì cái chuyện chậm trả tiền nhà, nhưng ông Baster Brown nợ tiền cô đã tám quý, ấy là chưa kể những khoản lặt vặt mà cô cho vay vào những phút tâm hồn sảng khoái.
Cô chủ đến đúng hồi mười một giờ, tức là hai tiếng sau Diana Pabsi, cô đeo trên mũ chiếc kính đồi mồi và cầm trên tay một sổ nợ khổ lớn.
- Thưa bác sĩ Brown, cô mở đầu, việc này không thể kéo dài hơn nữa. Sức chịu đựng của tôi thì rất lớn, tôi còn có thể chịu đựng được hơn nữa, nếu như tôi không có một nhu cầu rất lớn về tiền. Xin ông vui lòng nhìn bảng kê này, ông sẽ thấy rằng ông còn thiếu của tôi...
Bỗng nhiên cô ngừng bặt, cô hít ngửi một hơi, vẻ tởm lợm rồi kêu lên:
- Trời đất ơi, quái quỷ thật... Có cái gì thối tha trong cái ống điếu của ông thế, hả ông bác sĩ? Tôi không thể ngồi đây được nữa. Thối tha quá... Ông đi ngay đi, ông cút ngay khỏi nhà tôi đi...Ôi! Làm sao lại có cái mùi như thế được chứ?
Cô vùng chạy ra ngoài, còn cái sổ nợ (trường hợp không tiền khoáng hậu trong biên niên sử của ngôi nhà này) trượt khỏi tay cô, rơi tung tóe xuống sàn nhà.
Ông Baster Brown mừng vì thoát khỏi những lời chỉ trích và đe dọa của cô, tuy vậy ông nhíu trán ngồi yên sau cái bàn tròn như chết lặng: từ khi mất Polli, để tiết kiệm tiền ông đã không mua điếu mới, và vì thế ông đã bỏ hút!
Mặt khác, dú ông có đánh hơi ngửi khắp nơi đi nữa, ông cũng không thấy một chút mùi khói thuốc nào, có chăng chỉ là mùi nặng nề của cái xô rác trong bếp và chút mùi của mấy lọ thuốc.
Ông nhún vai nhìn vào cái ngăn kéo bí mật trong góc bàn.
Chiếc gương đen vẫn nằm đó, vẫn tăm tối và lấp lánh, nhưng chẳng có gì hấp dẫn và lạ kỳ; nó vẫn là những công cụ bằng thép nằm trong bao da.
Baster Brown mỉm cười cầm chúng lên tay.
Đúng giây phút đó từ tầng dưới nhà có tiếng rú lên kêu cứu:
- Bác sĩ, bác sĩ ơi! Cô ấy sắp chết rồi!
Người thầy thuốc nhận ra ngay cái giọng the thé của Diana Pabsi.
Ông bắt gặp người hầu gái trước cửa phòng bếp mở rộng. Cô ấy la khóc và mặt mũi ướt đẫm nước mắt.
- Cô chủ về phòng và bảo: "Cái mùi thuốc... chà, sao mà nó thối đến thế!" sau đó cô ấy ngã xuống. Rồi cô ấy không động đậy được nữa! Trời ơi là trời!
Ông Baster Brown đã nhìn thấy cô Skinner nằm xỉu trên nền gạch nung trắng đỏ; cặp kính của cô văng xa vào một góc đã vỡ vụn.
Gương mặt cô chủ nhà méo mó một cách thảm hại.
- Cô ấy không động đậy nữa, ông thấy đấy! Cô hầu gái nức nở.
"Cô ấy sẽ không bao giờ động đậy được nữa" người thầy thuốc tự nhủ, bởi vì ông đã xác định được rằng kẻ bất hạnh đã chết.
Ông ngồi viết một tờ kết luận ngắn gọn cho các chuyên viên y tế của sở cảnh sát thành phố rồi lên gác về phòng mình, sau đó ông cất cả túi da vào chỗ cũ. Vì ông là người đầu tiên xác nhận cái chết của cô Skinner cho nên theo luật pháp ông sẽ phải tham gia điều tra, và với cả hai tư cách ấy ông sẽ được một khoản tiền thù lao là ba bảng sáu shilling.
Với số tiền ấy ông có thể ung dung kéo dài cuộc sống thêm mấy ngày nữa.
Vì sao kể từ ngày đó ông cứ luẩn quẩn với ý nghĩ phải bán đi cái ông điếu Polli?
Cái ống điếu ấy đối với ông dần dần trở nên một cái gì tựa như một cô bạn gái mà trong thời độc thân khốn khó của mình ông không thể nào có được, còn bây giờ thì ông lại gắn bó với nó đến mức không muốn tìm vật thay thế, thậm chí ông đã không còn ham muốn hút nữa.
Nhưng mối quan tâm bé nhỏ ấy chẳng bao lâu đã bị che lấp đi bởi những điều phiền toái lớn lao hơn: chẳng những ông ngồi không không kiếm được đồng nào, mà hơn thế nữa ông còn mắc nợ đầm đìa đến nỗi ông chẳng còn hy vọng nuôi nổi thân mình.
Những khách bệnh nhân trước kia thỉnh thoảng còn đến thì nay hết hẳn; một bọn du đãng nào đó ban đêm đã gỡ đi khỏi cửa cầu thang tấm biển kẽm có ghi họ tên ông và giờ tiếp khách.
Ông cũng chẳng nghĩ đến chuyện gặp lại nó nữa, vì chưng ông đã tin điều ấy vô bổ.
- Chao ôi, Stenton Miller, ông lẩm bẩm, tôi lại phải nhớ đến anh, người anh em sống hèn chết khổ của tôi.
Ông lại lấy từ trong ngăn kéo ra túi đựng những dụng cụ bằng thép bóng loáng.
Bên cạnh đó, trong cái túi riêng bằng lụa đỏ là chiếc gương của bác sĩ John Dee.
Ông ném sang bên ấy một cái nhìn bực dọc và khinh bỉ.
- Mày đấy à! ông càu nhàu, mai ngày kia thì mày xuống đáy sông mà tác oai tác quái!
Từ trước tới nay, trong những lần trộm vặt ban đêm, ông gần như toàn tâm toàn ý tin vào một ngôi sao hạnh phúc vô hình nào đó. Nếu có ngoại lệ thì chỉ là chuyến làm ăn đổ máu ở Estis Road khi ông cướp trắng gương đen này.
Còn chuyện hành nghề lần này nhằm cứu ông khỏi rơi vào cảnh khốn cùng thì ông đã chuẩn bị cẩn thận hơn thế.
Ông đã tìm thấy một ngôi nhà ở Blumsfild không có người ở. Chủ nhân của nó, bà Aberllou đang phải điều trị trong bệnh viện Kosuell Road và mang tất cả đầy tớ theo mình. Ông biết được tất cả những điều đó qua cuộc trò chuyện của các bác sĩ đồng nghiệp, họ không hề chú ý hoặc quan tâm đến việc ông lắng nghe câu chuyện một cách chăm chú.
Một trong những cửa sổ tầng dưới không được đóng kín, còn ông thì lại có thừa kinh nghiệm để biết rằng nó không gây trở ngại gì lớn cho một cuộc đột nhập về đêm.
Khi ông rời xe buýt trên đường Cornhill thì trời đã lạnh và tối. Khi ông đi bộ tới London Wall, một đường phố u ám và sầu muộn đấn nỗi ông thấy như chính mình là quỷ uất hận, thì đường phố đã dần dần tràn ngập sương mù. Ở chỗ này chỗ kia những cây đèn đường thỉnh thoảng lại nhỏ xuống những giọt nước mắt màu nâu đỏ vào trong cái lớp sương mù đầy những bóng ma ấy; thậm chí ở đây những tiếng động cũng âm u đi và những tiếng còi tàu dọc đường bờ sông Victoria cũng tựa hồ bị sương mù nhét giẻ vào mồm, chỉ u u rền rĩ ở phương xa.
Ông Baster Brown thở một hơi dài khoan khoái. Cho dù ông có bịt kín mắt bằng vải đen ông cũng tìm ra được đường đi tới phố Blumsfild, nhà bà Aberllou, tới cái cửa sổ có cánh cửa đóng không chặt.
Ông lẻn vào được trong nhà không mấy khó khăn, cây đèn pin nhỏ hắt ánh sáng trắng trên những tấm vải bao giường màu trắng như màu tang tóc và những tấm thảm cuộn lại trong cái phòng khách nghiêm trang thời Victoria.
Ông bước lên cầu thang xoắn ốc khổ rộng dựa tít lên trên cao, tới một nơi nào đó trong bóng tối, ở tầng hai ông thấy một cái cửa, xem ra thì hình như nó dẫn vào phòng ngủ của bà Aberllou. Ông mở cửa và đứng khựng lại vì cơn khiếp đảm đột ngột, dường như trước mắt ông có con quái vật nào đó vùng dậy.
Thực ra căn phòng làm ông khiếp sợ chỉ vì một lẽ là nó sáng quá.
Ngọn đèn chùm mười hai bóng với các loại râu tua vẫn rực rỡ, đằng sau chiếc ghế nhưng vàng là cây đèn đứng có cha