con của tôi?" Chương bà đành về nói lại cho Tố Nga nghe.
Tố Nga bế con tới thẳng nhà Tam Phục, xin vào gặp mặt. Người canh cổng không cho vào. Tố Nga nói: "Ðứa bé này là con của chủ ông! Nếu ông không cho tôi vào thì nhờ ông vào nói với chủ ông rằng tôi chẳng cần chủ ông phải cưới tôi làm vợ song đứa bé này là con của chủ ông, chẳng lẽ chủ ông lại nỡ để cho nó bị chết đói chết rét hay sao?" Người canh cổng vào trình lại với Tam Phục. Tam Phục nói: "Ra bảo nó bế con cút đi! Nếu nó không chịu đi thì cứ để mặc nó ngồi ở ngoài ngõ chứ không được cho vào trong nhà!" Người canh cổng vâng dạ rồi ra nói lại. Tố Nga cương quyết không đi, cứ ngồi lỳ ở ngoài ngõ, ôm con mà khóc. Tới tối, rồi tới khuya, đói chẳng có chi ăn, rét chẳng có chi đắp.
Sáng sau, người canh cổng ra mở cổng thì thấy cả hai mẹ con đều đã chết cóng. Xác Tố Nga ngồi tựa vào thành cổng, hai tay còn ẵm đứa con ở trong lòng. Tam Phục nghe tin, liền sai gia nhân chạy đi báo cho Ðậu ông hay. Ðậu ông vừa kinh hãi vừa phẫn uất, vội chạy tới đem xác hai mẹ con về, mua quan tài chôn cất.
Hôm sau, Ðậu ông làm đơn kiện Tam Phục, đem lên nạp ở huyện đường. Quan tể đọc đơn, sai lính đi bắt Tam Phục vào huyện đường. Quan hỏi: "Ðứa bé ấy có phải là con của nhà ngươi không?" Tam Phục chối, đáp: "Bẩm đại quan, không!" Quan bèn cho điều tra. Nha lại phúc trình rằng đứa bé ấy đúng là con của Tam Phục. Quan bèn kết tội Tam Phục bất nghĩa, xử phạt mười năm tù ở. Tam Phục vội nhờ người đem vàng tới hối lộ quan. Quan nhận hối lộ rồi tha bổng Tam PhụcÐêm ấy, Tô công nằm mộng thấy một thiếu nữ, tay ẵm con, đầu xõa tóc, tới nhà mình, nói: "Tiểu nữ là Ðậu Tố Nga, bị tên Nam Tam Phục dụ dỗ cho y ân ái thì y sẽ cưới làm kế thất. Nay tiểu nữ đã có con với y thì y lại hắt hủi cả hai mẹ con để đến nỗi hai mẹ con cùng bị chết cóng. Y lại nhờ bà mối đi hỏi cưới lệnh ái và đã được tôn ông ưng thuận. Bây giờ, xin tôn ông hãy từ hôn với y để tránh cho lệnh ái khỏi bị ải tử. Nếu tôn ông chẳng tin lời tiểu nữ thì sau này xin tôn ông chớ oán trách là tiểu nữ chẳng có lời báo trước!" Nói xong, thiếu nữ biến mất. Tỉnh giấc, Tô công lo sợ lắm, toan từ hôn với Tam Phục nhưng rồi thấy Tam Phục giàu có nên lại nổi lòng tham, cho rằng mộng mị chỉ là chuyện hão huyền. Vì thế, Tô công vẫn quyết định gả con gái cho Tam Phục.
Tới ngày nghênh hôn, Tam Phục thấy Tô thị mi thanh mục tú, có ngàn vàng hồi môn thì mừng lắm. Tuy nhiên, trong suốt ngày cưới, Tam Phục thấy Tô thị lúc nào cũng âu sầu buồn bã thì lại rất ngạc nhiên. Tới tối, khi động phòng hoa chúc, Tam Phục thấy Tô thị cứ ứa nước mắt khóc, bèn hỏi: "Từ sáng tới giờ, lúc nào ta cũng thấy nàng âu sầu buồn bã! Rồi bây giờ lại khóc là nghĩa làm sao?" Tô thị chẳng đáp, làm Tam Phục càng ngạc nhiên. Thế rồi Tam Phục thấy Tô thị cương quyết chẳng chịu thân thiết với mình. Tam Phục bắt đầu linh cảm thấy một điều chi bất tường nên rất bồn chồn.
Tháng sau, Tô công tới nhà con rể thăm con gái. Người canh cổng mở cổng mời vào, rồi chạy vào báo tin cho chủ biết. Từ cổng vào nhà có hai ngả, ngả trước xuyên qua vườn hoa, ngả sau xuyên qua vườn đào. Tô công theo ngả sau mà vào. Khi xuyên qua vườn đào, chợt nhìn thấy một thiếu nữ treo cổ trên cành, dáng dấp trông giống con mình, Tô công kinh hãi quá, vội chạy tới để coi thì thấy đúng là con mình. Tô công cực kỳ hoảng sợ, vội chạy vào phòng khách để tìm con rể song lại chạy lạc vào phòng ngủ. Thấy một thiếu nữ lạ ngồi trên giường của con gái mình, Tô công vừa sợ vừa giận, vội quay người chạy ra. Tam Phục ngồi trong phòng khách chờ nhạc phụ. Thấy nhạc phụ chạy vào phòng ngủ, Tam Phục ngạc nhiên, vội chạy vào theo. Vừa tới cửa phòng ngủ thì thấy nhạc phụ từ trong phòng chạy ra, Tam Phục càng ngạc nhiên hơn. Tam Phục toan lên tiếng hỏi thì chợt thấy nhạc phụ lên tiếng quát: "Ta vào đây qua ngả vườn đào, thấy vợ anh treo cổ chết trên cành! Anh làm chi mà để cho nó phải tự ải? Còn thiếu nữ đang ngồi trên giường kia là ai?" Tam Phục chẳng hiểu đầu đuôi sự thể ra sao nên cực kỳ hoảng hốt, luýnh quýnh la lên: "Trời ơi! Sao lại có chuyện lạ thế này? Nhạc phụ để con coi xem!" Rồi tới gần giường xem thiếu nữ là ai thì bỗng thấy thiếu nữ ngã lăn xuống đất mà chết. Tam Phục nhìn kỹ thì nhận ra là xác Tố Nga. Tô công tới gần, hỏi: "Thiếu nữ này là ai?" Tam Phục đành phải thú thực mọi chuyện với nhạc phụ. Thấy xác Tố Nga phảng phất giống thiếu nữ trong giấc mộng đêm nọ, Tô công vừa căm tức Tam Phục lại vừa hối hận là đã gả con gái cho Tam Phục. Vì thế, Tô công lẳng lặng bỏ về.
Tam Phục nhờ người lên huyện đường trình quan tể về việc vợ mình tự ải và xin được phép mai táng. Mặt khác, Tam Phục sai gia nhân đi báo cho Ðậu ông biết về việc xác Tố Nga đang ở nhà mình. Ðậu ông nửa tin nửa ngờ, chạy ra mộ con coi thì quả nhiên thấy mộ con đã bị đào tung, quan tài bật nắp, xác con biến mất. Ðậu ông bèn sang nhà Tam Phục xin xác con, đem ra mộ chôn lại.
Ðậu ông đang phẫn uất về việc con mình bị chết oan, nay lại thấy xảy ra vụ này thì cho là Tam Phục đã dàn cảnh để làm chuyện dâm ô. Bèn lại làm đơn kiện Tam Phục, nạp quan tể. Quan thấy chuyện hoang đường, chưa biết xử ra sao. Tam Phục sợ quá, lại lấy vàng nhờ người đem hối lộ. Quan nhận hối lộ rồi dẹp vụ án. Tam Phục cũng sai gia nhân đem chút tiền bạc tới biếu Ðậu ông để cho câu chuyện được êm xuôi.
Từ đó, tự nhiên nhà Tam Phục cứ suy dần, tiền vào thì ít, tiền ra thì nhiều. Năm sau, Tam Phục nhờ bà mối đi kiếm vợ khác cho mình. Bà mối kiếm mãi chẳng được vì người nào trong vùng cũng đều biết chuyện Tam Phục, chẳng ai chịu gả con gái cho. Bà mối bèn tới nói với Tam Phục: "Bây giờ trong vùng này chẳng ai dám gả con gái cho công tử nữa! Nếu công tử muốn hỏi vợ thì phải đi hỏi ở xa. Lão thân biết một đám ở xa, đăng đối với công tử lắm, song chẳng biết công tử có thuận chăng?" Tam Phục hỏi: "Ðám nào?" Ðáp: "Tào nương, con gái của Tào tiến sĩ!" Hỏi: "Ở tận đâu?" Ðáp: "Ở Sơn Ðông! Nếu công tử thuận thì lão thân sẽ sang đó hỏi!" Tam Phục chẳng muốn cưới vợ ở xa song vì thấy chẳng còn nơi nào ở gần chịu gả con gái cho mình nên đành ưng thuận. Bà mối bèn sang Sơn Ðông hỏi Tào nương cho Tam Phục. Khi về, bà mối tới nói với Tam Phục: "Tào ông đã bằng lòng gả Tào nương cho công tử, hẹn ba tháng nữa sẽ cho nghênh hôn!" Tam Phục bèn nhờ bà mối đem sính l sang Sơn Ðông.
Hai tháng sau. Trong dân gian có tin đồn triều đình sắp ra lệnh bắt cung nữ ở các địa phương. Vì thế, nhà nào có con gái đã hứa hôn cũng cho người đưa con về nhà chồng ngay, chẳng cần đợi ngày cưới.
Trong làng của Tam Phục có một vị cử nhân họ Diêu, gia pháp rất nghiêm, có cô con gái tên Tố Tố. Tuy Tam Phục giao du với Diêu ông song vẫn chưa được biết mặt Tố Tố. Một hôm, Tam Phục chợt nghe tin Tố Tố vừa bị bạo bệnh mà thác, liền tới nhà Diêu ông để viếng tang. Tới nơi, Tam Phục thấy linh cữu Tố Tố đã được đậy nắp, đặt giữa phòng khách. Viếng tang xong, Tam Phục xin cáo biệt. Hôm sau, Diêu ông làm l mai táng cho con.
Cũng ngày hôm ấy, Tam Phục đang ngồi trong phòng khách thì chợt thấy người canh cổng chạy vào báo có xe ngựa của Tào ông cho đưa Tào nương sang. Tam Phục vội bảo người canh cổng ra mở cổng mời vào. Xa phu vừa cho xe vào đậu trước cửa phòng khách thì từ trên xe có một bà vú bước xuống, đỡ một thiếu nữ xuống theo, dắt vào phòng. Bà vú chào Tam Phục, nói: "Thưa công tử, triều đình đang ra lệnh bắt cung nữ ở Sơn Ðông gấp lắm. Vì thế, Tào ông nhà lão tì quyết định sai lão tì đưa Tào nương sang đây với công tử ngay, chẳng thể chờ ngày cưới được!" Tam Phục thấy ngoài xa phu ra, chỉ có cô dâu với bà vú nên cũng nghi ngờ, hỏi: "Tại sao lại chỉ có một mình lão bà đưa dâu sang? Chẳng có khách khứa nào đi đưa dâu hay sao?" Bà vú cười, đáp: "T